" Phân loại Aptomat, lưu ý khi lắp Aptomat 1 cực, 3 cực chống giật

Phân loại Aptomat, lưu ý khi lắp Aptomat 3 cực chống giật



Aptomat là khí cụ điện có chức năng tự động ngắt mạch và bảo vệ quả tải cho toàn bộ hệ thống điện, cũng như thiết bị điện trước các sự cố như ngắn mạch hay sụt áp. Đối với một số loại aptomat chống giật thì đặc biệt còn có thêm chức năng chống giật để bảo vệ an toàn cho tính mạng người sử dụng.

Bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc về các loại aptomat thông dụng như: aptomat thường, aptomat 1 cực chống giật, aptomat 3 cực chống giật… cấu tạo aptomat chống giật và cho khách hàng những lời khuyên khi sử dụng aptomat.

Aptomat thường có bao nhiêu loại?

Trong lĩnh vực thiết bị điện, hiện có đa dạng các loại aptomat khác nhau như aptomat 1 cực, aptomat 2 cực hay aptomat 3 cực…Trong đó, 2 loại aptomat 1 cực và aptomat cực được ứng dụng nhiều nhất trong mọi công trình dân dụng và cả công nghiệp. Vậy điểm khác nhau giữa aptomat 1 cực và aptomat 3 cực là gì?

Aptomat 1 cực

Aptomat 1 pha 1 cực là loại có hình dạng thường là hình tép, hình dạng rời và có 1 cực. Loại aptomat này thường được lắp đặt trong một bảng phân phối điện, ứng dụng rộng rãi trong dân dụng và trong mạch điều khiển. Aptomat 1 pha 1 cực thường có dãy điện áp 220 - 240VAC, dòng định mức và dòng cắt của aptomat tùy theo từng hãng sản xuất.

Tính năng của Aptomat 1 cực rất đơn giản, dễ hiểu và dễ sử dụng nhất. Aptomat tự động ngắt mạch bảo vệ an toàn cho toàn hệ thông điện khi có sự tăng điện áp đột ngột vượt quá định mức cho phép. Aptomat được làm từ vật liệu chống cháy, cách điện. Đạt tiêu chuẩn IEC 60898. 

Lưu ý khi lắp đặt: Trước khi nối dây phải đảm bảo nguồn thích hợp, sử dụng các phụ kiện trong hộp để chuẩn bị lắp đặt Aptomat. Tránh sử dụng Aptomat trong những điều kiện môi trường không tốt như: nhiệt độ, độ ẩm cao, bụi bẩn, rò khí gas, rung động mạnh. Sử dụng cần gạt sau khi đã kết nối thông mạch hoặc ấn nút thử nghiệm đối với Aptomat chống giật để bảo đảm hoạt động tốt.
Aptomat 1 cực chống giật

Aptomat 3 cực

Aptomat 3 pha 3 cực có hình dạng khối có 3 cực để đấu 3 dây pha của lưới điện và có 3 cực ra để đấu vào tải, loại này thường có dòng điện định mức và dòng cắt lớn. Loại aptomat này thường được sử dụng trong công nghiệp là chủ yếu vì tải có công suất tương đối lớn như các loại máy bơm nước công nghiệp. Dãy điện áp nằm trong khoảng 380 - 415VAC.
Aptomat 3 cực chống giật
Aptomat 3 cực chống giật

So sánh Aptomat 1 pha và Aptomat 3 pha


Về thiết kế aptomat

Thiết kế aptomat 1 pha 1 cực nhỏ gọn và phù hợp với các thiết bị điện có công suất nhỏ. Bởi vậy mà aptomat 1 pha được ứng dụng chủ yếu cho các công trình dân dụng.
Thiết kế aptomat 3 pha 3 cực có kích thước lớn hơn, phù hợp để sử dụng cho các thiết bị công suất lớn tại các công trình có tần suất hoạt động liên tục như: khu công nghiệp, nhà hàng, trung tâm thương mại...

Về chức năng hoạt động

Hoạt động của aptomat 1 pha 1 cực dựa trên sự so sánh về dòng điện chạy qua 2 dây mát và dây lửa. Nếu dòng điện này khác nhau hơn 15mA (hoặc 30mA) thì aptomat sẽ tự động ngắt điện ra khỏi tải để tải không làm việc được nữa.
Hoạt động của aptomat 3 pha 3 cực so sánh dòng điện chạy qua 3 dây pha và đi qua tâm biến dòng. Nếu dòng điện khác nhau quá 15mA và 30mA thì aptomat sẽ bị ngắt tải và không thể hoạt động.

Aptomat chống giật có cấu tạo như thế nào?

 

Phân loại aptomat chống giật

Aptomat chống giật hiện có 2 dòng chính là: Aptomat 1 cực chống giật, Aptomat 3 cực chống giật.
  • Aptomat 1 cực chống giật: thiết bị này có chức năng so sánh dòng điện chạy qua 2 dây mát và lửa, nếu dòng điện này quá khác nhau ở ngưỡng rò nhất định thì nó sẽ ngắt điện ra khỏi tải. Nhà sản xuất thường thiết kế các ngưỡng rò 15mA, 30mA, 100mA, 200mA, 300mA...
  • Aptomat 3 cực chống giật: Có chức năng so sánh dòng điện chạy qua 3 dây pha và dây trung tính, nếu dòng điện này khác nhau 1 ngưỡng rò nhất định thì nó sẽ tự động ngắt.
Aptomat có nhiều loại khác nhau
Aptomat có nhiều loại khác nhau

Cấu tạo aptomat chống giật và nguyên lý hoạt động


Aptomat chống giật dùng cho 1 pha: người ta cho dây mát và dây lửa đi qua một biến dòng có lõi sắt, đây là biến thế lõi xuyến với cuộn sơ cấp một vòng dây và cuộn thứ cấp vài chục vòng dây.
Nếu 2 dòng điện này sinh ra bằng nhau thì 2 từ trường biến thiên sẽ tự triệt tiêu nhau làm cho điện áp ra của cuộn thứ cấp biến dòng bằng 0.
Nếu điện áp đi qua 2 dây bị rò, dòng điện 2 dây khác nhau, thì 2 từ trường biến thiên sinh ra trong lõi sắt sẽ làm xuất hiện dòng điện cảm ứng trên cuộn thứ cấp của biến dòng. Dòng điện này được đưa vào IC để kiểm tra độ lớn xem có lớn hơn dòng rò an toàn hay không. Nếu lớn hơn 15mA thì IC sẽ cấp điện cho Triac cấp điện cho cuộn hút của Aptomat.
Lưu ý: Để phát hiện dòng rò lớn vài trăm mA thì không cần dùng đến IC (vì mạch điện IC phức tạp, chi phí cao) mà dùng lực điện từ tạo ra khi có dòng điện chạy trong cuộn dây để đóng ngắt aptomat.
Aptomat chống giật sử dụng cho điện 3 pha 3 dây thì tương tự như trên với 3 dây pha đi qua tâm biến dòng. Còn Aptomat sử dụng cho điện 3 pha 4 dây thì với 3 dây pha và dây trung tính đi qua tâm biến dòng.

 

Những lưu ý khi lắp aptomat chống giật tại nhà

Cách đấu dây aptomat chống giật có đảm bảo an toàn không?

Phần dây tiếp địa: nối dây vào vỏ của phụ tải rồi nối xuống đất. Nếu không có dây tiếp địa thì aptomat vẫn có thể hoạt động bình thường.

Khả năng chống giật: Dòng rò bảo vệ tiêu chuẩn là 30mA, vậy nên dòng rò nhỏ hơn 30mA thì aptomat 1 cực chống giật sẽ không nhảy, do đó một số trường hợp bị giật nhưng không thấy aptomat nhảy. Tuy nhiên, nếu dòng rò lớn thì thiết bị sẽ có tác động, đảm bảo tính mạng cho người dùng.

Từ đó, người dùng nên lưu ý là khi thực hiện cách đấu dây aptomat chống giật không đồng nghĩa với việc không bị giật mà chỉ có tác dụng bảo vệ, không gây nguy hiểm cho tính mạng. Khi có dây tiếp địa đấu vào vỏ thì thiết bị sẽ tác động ngay mà không cần chờ người bị giật rồi mới nhảy aptomat.
aptomat 3 cực chống giật  1
Thực hiện đấu nối aptomat 3 cực chống giật

Lưu ý khi lắp Aptomat chống giật chống rò

  • Phải test aptomat trước khi dùng. Test ít nhất 1 lần/tháng để kiểm tra thiết bị còn hoạt động tốt không.
  • Những nơi ẩm ướt như nhà tắm, máy nước nóng, máy giặt… nên lắp đặt cầu dao có độ nhạy cao hoặc đặt ở ngoài để tránh chập, cháy.
  • Phải thường xuyên bảo dưỡng bình theo khuyến cáo của nhà sản xuất để các bộ phận của bình không bị sớm lão hóa, hỏng, vỡ và gây rò điện.
  • Chọn mua thiết bị có thương hiệu nổi tiếng, xuất xứ rõ ràng, mua hàng chính hãng tại các cửa hàng/ đại lý có uy tín.

Aptomat là thiết bị điện đã quá quen thuộc nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về chúng. Hy vọng bài viết này sẽ giúp khách hàng dễ dàng hơn trong việc đấu lắp Aptomat chống giật cho gia đình của mình.

>>>  Xem thêm: Quạt hút âm trần giá tốt

Nếu khách hàng có nhu cầu mua aptomat chống giật có thể tham khảo các sản phẩm điện chính hãng đến từ thương hiệu GRINEU. Đơn vị chuyên sản xuất và cung cấp các thiết bị điện dân dụng chất lượng như: Tủ điện nhựa chứa MCB, Quạt thông gió, Aptomat 3 cực chống giật… Hãy liên hệ chúng tôi qua SĐT: 024 3636 7281 để được tư vấn và nhận báo giá sớm nhất.
 
 

[Quay lại]



Các tin liên quan

Tại sao nên chọn quạt hút mùi thông gió nhà vệ sinh?

Hướng dẫn cách chọn quạt hút thông gió theo từng không gian

Sử dụng tủ điện tổng âm tường trong nhà có thực sự cần thiết?